Tác phẩm Những thửa ruộng ; Tranh sơn dầu; Kích thước 80x120Cm; TG:Nguyễn Vũ Anh
Tác phẩm Phật Xanh ( Green Buddha) ; Tranh agrylic; Kích thước 80x120Cm; TG:Nguyễn Vũ Anh
Nguồn gốc và ý nghĩa chiếc áo cà sa của đạo Phật
Không như pháp phục của những tôn giáo khác, chiếc áo cà sa của đạo Phật không thuần túy chỉ là chiếc y che mình mà đã trở thành một hình ảnh mang tính biểu trưng của Phật giáo. Chiếc áo cà sa là biểu tượng của đạo pháp, của nhà tu hành, do đó cũng tượng trưng cho những gì trân quý, cao cả và thiêng liêng nhất. Chiếc y cà sa cũng là biểu tượng của phạm hạnh, đức độ, là ánh đạo vàng, biểu trưng cho sự giác ngộ toàn năng nên được tứ chúng phật tử tôn xưng và kính ngưỡng. Đối với hàng phật tử xuất gia, được khoác trên mình chiếc y cà sa để hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh là một hạnh duyên thù thắng mang lại nhiều hạnh phúc, an lành và thành tựu.
Cà sa - dịch từ tiếng Phạn là kasaya tên đầy đủ là cà sa duệ, theo nghĩa đó, kasaya không có ý nghĩa là y áo, y phục mà có nghĩa là bạc màu, cáu cặn hay hư hoại. Sách chữ Hán dịch kasaya là đạm (màu nhạt), trọc hay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch chữ này là hoại sắc, bất chính sắc, hư nát, dính bẩn… Tóm lại, chiếc áo cà sa của người Phật tử xuất gia tượng trưng cho những gì nghèo nàn, thô sơ, giản dị và khiêm nhường nhất.
Nguồn gốc của chiếc y cà sa:
Cà sa là tên gọi chung các loại y phục dành riêng cho hàng Phật tử xuất gia. Sở dĩ có sự khác biệt về chiếc y cà sa giữa các tông môn, hệ phái Phật giáo là do tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường, khí hậu, phong tục, tập quán… ở các khu vực khác nhau nên chiếc y cà sa cũng có những thay đổi cho phù hợp. Điều này chúng tôi xin được trình bày ở phần sau.
Theo Luật tạng, chiếc y cà sa do đức Phật chế, được hình thành do lúc ban đầu, Tăng đoàn của Phật y áo không khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Vì thế vua Tần-bà-sa-la (Bimfbisara) của nước Ma-kiệt-đà[i] (Magadha), một đệ tử của đức Phật, mới đề nghị với Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Vào thời điểm ấy, Phật và người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà[ii] (Ànanda) đang du hành phương Nam để thuyết giảng, Phật thấy những thửa ruộng lúa hình chữ nhật, chia cắt bởi những đoạn bờ thẳng tăm tắp. Phật liền bảo A-nan-đà cứ theo mẫu ấy mà may áo cho Tăng đoàn. Vì thế, chiếc y cà sa mang hình những thửa ruộng, được chắp nối vào nhau bằng những mảnh vải như hình những thửa ruộng được ngăn cách bởi những đoạn bờ. Cũng vì thế trong kinh sách tiếng Hán, chiếc áo cà-sa còn được gọi là cát triệt y, điền tướng y tức là áo hình thửa ruộng.
(...)
Phúc Nguyên
Cà sa là tên gọi chung các loại y phục dành riêng cho hàng Phật tử xuất gia. Sở dĩ có sự khác biệt về chiếc y cà sa giữa các tông môn, hệ phái Phật giáo là do tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường, khí hậu, phong tục, tập quán… ở các khu vực khác nhau nên chiếc y cà sa cũng có những thay đổi cho phù hợp. Điều này chúng tôi xin được trình bày ở phần sau.
Theo Luật tạng, chiếc y cà sa do đức Phật chế, được hình thành do lúc ban đầu, Tăng đoàn của Phật y áo không khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Vì thế vua Tần-bà-sa-la (Bimfbisara) của nước Ma-kiệt-đà[i] (Magadha), một đệ tử của đức Phật, mới đề nghị với Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Vào thời điểm ấy, Phật và người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà[ii] (Ànanda) đang du hành phương Nam để thuyết giảng, Phật thấy những thửa ruộng lúa hình chữ nhật, chia cắt bởi những đoạn bờ thẳng tăm tắp. Phật liền bảo A-nan-đà cứ theo mẫu ấy mà may áo cho Tăng đoàn. Vì thế, chiếc y cà sa mang hình những thửa ruộng, được chắp nối vào nhau bằng những mảnh vải như hình những thửa ruộng được ngăn cách bởi những đoạn bờ. Cũng vì thế trong kinh sách tiếng Hán, chiếc áo cà-sa còn được gọi là cát triệt y, điền tướng y tức là áo hình thửa ruộng.
(...)
Phúc Nguyên
No comments:
Post a Comment